Tìm hiểu bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa

3 phút, 58 giây để đọc.

Bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện trên lá lúa do vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas oryzicola Fang gây ra. Giai đoạn đòng già đến trỗ bông, phơi màu là giai đoạn rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh đốm sọc vi khuẩn. Theo điều tra của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện, bệnh đốm sọc vi khuẩn đã phát sinh gây hại mạnh trên một số diện tích lúa, tỷ lệ hại phổ biến 6 – 8%, cao 12 – 18,3%, cục bộ 20 – 25%. Bệnh phổ biến rất rộng ở nước ta và các nước châu Á nhiệt đới.

Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

Bệnh thường xuất hiện ở trên lá là những sọc ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, dần chuyển dần chuyển sang màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, xung quanh sọc nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, xung quanh sọc nâu có thể có quầng vàng nhỏ trên các giống rất mẫn cảm bệnh.

Trong điều kiện ẩm ướt về buổi sáng trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn màu vàng đục, về sau khô rắn thành viên kẹo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng hoặc dễ dàng nhờ mưa đưa đi xa truyền lan bệnh. Cuối cùng lá bệnh khô táp tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn.

Nguyên nhân gây bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

Nguyên nhân gây bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

Vi khuẩn gây bệnh X. Oryzicola Fang. Là loại hình gậy ngắn có kích thước 0,4 – 0,6 x 1×2,5 µm. Chuyển động, có lông roi ở 1 đầu.

Gram âm, khuẩn lạc tròn nhỏ 1mm vàng nhạt, nhẵn bóng. Có khả năng thủy phân tinh bột. Không khử Nitrat. Đặc điểm khác biệt với X. OryzaeX. Oryzicola có thể sinh trưởng trên môi trường có alanin và không sinh trưởng được khi có 0,001% CuNO3 còn X. Oryzae thì ngược lại.

Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

Nhận biết bạc lá và đốm sọc lá lúa

Bệnh phát sinh phát triển ở các vùng đồng bằng, trung du; song phổ biến ở các vùng đồng bằng, ven biển. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao; thích hợp nhất 30 độ C, ẩm độ cao 80%. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua qua lỗ khí khổng và qua vết thương cơ giới; phát triển ở trong nhu mô lá. Bệnh truyền lan trên đồng ruộng chủ yếu nhờ nước tưới, mưa, gió; và tiếp xúc cọ sát giữa các lá, các cây trong ruộng.

Nguồn bệnh vi khuẩn bảo tồn, truyền qua hạt giống, tàn dư lá bệnh và nước tưới. Vi khuẩn cũng có thể gây bện, lưu tồn trên cây dại như lúa dại Oryza perennis.

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

Xuất phát từ các cơ sở về đặc điểm sinh học của vi khuẩn gây bệnh, người ta đã đề ra những biện pháp phòng trừ tổng hợp:

  • Sử dụng các giống lúa chống bệnh, chịu bệnh để gieo trồng; đây là biện pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn.
  • Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt bị nhiễm.
  • Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng – trỗ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định.
  • Ruộng lúa cần điều chỉnh mức nước thích hợp, nên để mức nước nông (5 – 10cm); nhất là sau khi lúa đẻ nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2 – 3 ngày để hạn chế sự sinh trưởng của cây.
  • Có thể dùng một số thuốc lá hóa học để phòng bệnh nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá. Có thể rắc vôi 60 – 80 kg/ha lúc lúa mới chớm bị bệnh, hoặc dùng 1 số loại thuốc như Kasuran 0,1 – 0,2%;

Khi thấy bệnh xuất hiện cần phun phòng trừ bằng các loại thuốc; ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Basu 250WP, ViSen 20SC, … pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì, bệnh nặng có thể phun kép 2 lần cách nhau 5 ngày. Lưu ý khi phun xong, thu gom bao gói thuốc BVTV để vào nơi quy định của địa phương

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết
Tôm sú

Những bệnh thường gặp ở tôm sú và cách cải thiện

Nỗi sợ hãi về dịch bệnh và thực tế khắc nghiệt của sinh học tôm đã dẫn đến sự gia …
Xem Chi Tiết
cá chép

Phòng và trị bệnh thường gặp ở cá chép

Đã có lịch sử lâu dài về việc bùng phát dịch bệnh và thiệt hại kinh tế ở các loài …
Xem Chi Tiết
Cá nheo

Cá nheo có hiện tượng xuất huyết gốc vây, cách phòng trị

Các thiệt hại kinh tế do các bệnh truyền nhiễm gây ra rất khó xác định vì việc ghi chép …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết