Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

5 phút, 24 giây để đọc.

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát hiện vào năm 1942. Bệnh tuyến trùng khô đầu lá lúa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng từ 50 – 80 %. Nó xuất hiện trên nhiều nước trồng lúa khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Châu Phi, Brazil, Nga, Việt Nam … Ở nước ta bệnh đã được phát hiện từ những năm 1967 – 1968. Do nhập các lô lúa giống từ Trung Quốc trên các giống như Trân châu lùn, bao thai lùn, mộc tuyền …

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh

Khi cây nhiễm bệnh cây phát triển không bình thường, lùn, lá biến dạng: đầu lá bị khô tóp, chót lá chuyển màu trắng xám, lá xoắn lại, giai đoạn làm đòng thì lá đòng cổ bông xoắn, ghẹt đòng, bông ngắn, trỗ không thoát, hạt lép. Tuyến trùng gây hai trên lá lúa, phần ngọn lúa, biểu hiện đặc trưng nhất ở thời kỳ lúa đứng cái – trỗ đòng. Đầu tiên tuyến trùng chui vào nách lá di chuyển lên trên hoa sau đó chi vào hạt làm bông kém phát triển, cổ bông chun lại, bông nhỏ, hạt có thể không chin được, gây giảm năng suất tới 50 – 80%.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Tuyến trùng A.beseyi có hình dạng thân thon mảnh, thẳng khi duỗi thân thường cong về phía mặt bụng; có các vòng tròn không rõ ràng trên thân, môi tròn có khía, hai bên môi rộng hơn phần gốc môi, môi không xương và thuỳ chẻ sâu hơi cứng. Chiều dày thân bằng ¼ đường kính thân và có 4 vạch.

Tuyến trùng gây hại mạnh trong giai đoạn đầu của cây lúa, nhất là môi trường ruộng lúa thường xuyên bị khô hạn, chúng ngừng sinh trưởng trong môi trường ngập nước). Những ruộng đất bị chua do bón quá nhiều lân supe từ những vụ trước hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha) thì mật độ tuyến trùng thường cao hơn chân ruộng khác. Các chân ruộng để ải và giữ được nước thường xuyên sau gieo cấy sẽ ít bị tuyến trùng xâm hại.

Tuyến trùng sau khi xâm nhiễm 4 ngày, các đại tế bào được thành hình. Vòng đời của tuyến trùng có thể từ 26-51 ngày.

Những yêu tố phát triển tuyến trùng gây hại

Ruộng thiếu nước thường xuyên.

Đất pha cát hoặc đất nhiễm phèn, giữ nước kém, cây lúa dễ bị bệnh bướu rễ hơn.

Bón thừa phân lân và phân đạm riêng rẽ hay kết hợp sẽ tăng sự sinh sản của tuyến trùng.

Tuyến trùng thường gây hại mạnh giai đoạn lúa còn nhỏ (mạ và thời kỳ đẻ nhánh).

Đặc điểm phát sinh

Đặc điểm phát sinh

Đặc điểm

Là dạng tuyến trùng có tính chuyên hoá hẹp, ký sinh thực sự, luôn sống trên cây và không rời khỏi cây lý chủ. Đất chỉ là yếu tố hỗ trợ cho chúng lan truyền và chuyển sang trạng thái hoạt động sau khi tiềm ẩn trong hạt giống (nằm trú ngụ giữa phần bỏ và hạt gạo).

Tuyến trùng có thể ở trạng thái tiềm sinh từ 8 tháng đến 3 năm sau khi thu hoạch. Tuyến trùng tồn tại qua hạt giống ở trạng thái tiềm sinh có thể kéo dài tới 2 – 3 năm hoặc nhiều hơn; đây cũng là nguồn bệnh ban đầu. Hạt lúa nhiễm tuyến trùng không khác biệt so với hạt khoẻ mạnh. Sau khi gieo hạt và đất tuyến trùng ở trong hạt vươn theo mầm ra khỏi vỏ hạt; di chuyển nằm trong lá nõn cuốn tròn.

Giai đoạn phát triển

Từ giai đoạn này đến khi lúa trỗ tuyến trùng sinh sản nhanh; nằm trong nách lá, bẹn lá và dùng kim chích hút vào mô lấy chất dinh tưỡng theo kiểu ngoại ký sinh. Theo sự phát triển của cây lúa, tuyến trùng di chuyển dần lên phía trên vào ngọn cây tới đòng; bao phấn của bông lúa dẫn tới khả năng tồn tại của tuyến trùng ở trong hạt; đến khi lúa chin thì trên thân (rơm rạ)hầu như không có tuyến trùng, chúng chui vào hạt nằm cuộn tròn dưới lớp vỏ trấu và sống tiềm sinh. Hạt thóc trở thành môi giới nhiễm tuyến trùng và bệnh được lây lan nhờ hạt giống nhiễm bệnh.

Nhiệt độ thích hợp để phát triển

Tuyến trùng phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 20ºC; tối thiểu là 13ºC và tối đa là 43ºC; vòng đời từ 3 – 6 ngày ở nhiệt độ 25 – 31ºC và 9 – 24 ngày ở nhiệt độ 14 – 20ºC. Tuyến trùng chết ở nhiệt độ 54ºC trong 10 phút; ở nhiệt độ 44ºC trong 4 giờ. Ẩm độ thích hợp cho tuyến trùng phát triển 70 – 90 %; ẩm độ 100% hoặc mưa ẩm thuận lợi cho sự di chuyển lan truyền từ cây này sang cây nọ.

Biện pháp phòng trừ

  • Chọn lọc hạt giống sạch bệnh.
  • Hạt giống trước khi đưa vào sản xuất cần xử lý bằng nước nóng 52 – 54ºC trong 15 phút, phơi lúa dưới ánh sáng mặt trời hoặc sấy khô ở nhiệt độ 30 – 35ºC trước khi bảo quản.
  • không lấy hạt ở các ruộng, các vùng đang có bệnh;
  • Sử dụng hạt giống kháng tuyến trùng và kết hợp các biện pháp canh tác hạn chế tác hại của chúng dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
  • Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ: Tiêu huỷ các tàn dư cây bệnh tránh lây lan từ rơm rạ.
  • Để nước ngập trong ruộng vài ngày trước khi làm đất chuẩn bị gieo sạ.
  • Cố gắng giữ nước trong ruộng, không để khô hạn lâu, nhất là giai đoạn lúa còn nhỏ.
  • Không được để cạn nước, cần cho nước vào ruộng khoảng 3-5cm và giữ liên tục 5-7 ngày.
  • Bón vôi với lượng từ 20-25kg/sào (360m2) để giảm độ chua cho đất.
  • Biện pháp hoá học: Sử dụng các thuốc xử lý hạt giống như: Fensulfothian, Carbofuran, Aldicarb, Methomyl … Có thể xử lý xông hơi mằng Metyl bromide: 567g/28,094 m3 trong 6 giờ. Tuy nhiên, xử lý hạt giống bằng thuốc hoá học còn hạn chế, thuốc hoá học ít nhiều ảnh hưởng tới tỷ lệ này mầm của hạt giống và gây độc hại cho người sử dụng.

Nguồn: Camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết