Sau Tết – Thị trường rau xanh tỉnh Quảng Nam như thế nào?

6 phút, 10 giây để đọc.

Sau vụ rau Tết Nguyên đán Tân Sửu, giá rau xanh ở tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng lại một lần nữa tiếp tục rớt giá vô cùng thê thảm. Cũng chính vì lý do bán không được nên đã có rất nhiều nông dân chán nản, không thèm thu hoạch và bỏ ruộng hoang. Tình trạng mưa liên tục và kéo dài cùng với sự ảnh hưởng của các cơn bão liên tiếp tại các tỉnh miền Trung trong những ngày gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung thực phẩm; nhất là rau xanh tại TP Hồ Chí Minh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho mặt hàng này liên tục tăng giá.

Một số hộ gia đình ông sản xuất hơn 6 sào rau đậu các loại, nhưng giá rau xuống thấp, thương lái còn ép giá nên bà con chẳng muốn thu hoạch.Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao rau xanh Quảng Nam lại “tụt dốc” nhiều như thế, các bạn cùng PQM tìm hiểu thị trường rau xanh tỉnh Quảng Nam như thế nào sau mùa Tết qua bài viết dưới đây nhé.

Được mùa mất giá

Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng), nông dân canh tác rau màu quanh năm và cung cấp nguồn hàng lớn cho người dân thành phố. Trước đó, bà con bị nhiều thiệt hại vì mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh, nên vụ rau Tết cuối năm là sự hi vọng lớn về cơm áo gạo tiền, về một cái Tết ấm no.

Được mùa mất giá
Được mùa mất giá

Thế nhưng; từ cận Tết Nguyên đán, rau xanh bị rớt giá mạnh và rẻ như cho nhưng sức mua vẫn yếu. Điều này khiến người nông dân trồng rau không khỏi buồn rầu; chán nản về một năm làm ăn thất bát.

Những chia sẻ của người trồng rau

Đang nhổ cỏ cho luống hành lá; bà Nguyễn Thị Cần (71 tuổi) than thở: “Tôi trồng khoảng 1,5 sào rau quả để phục vụ thị trường dịp Tết, mong chờ lứa rau xanh tốt để kiếm thêm thu nhập. Nhưng chưa Tết năm nào tôi thấy rau quả rớt giá như bây giờ, 10.000 đồng/3-4 bó rau mà không ai mua, ế quá bán 2.000-3.000 đồng/kg mà họ cũng lắc đầu…”.

Bà Cần trồng đa dạng các loại rau màu như: xà lách, cải, tần ô, hành lá, đậu cove, khổ qua, rau má…. nhưng tất cả đều rớt giá thê thảm. Bà chỉ bán số ít tại vườn như đậu cove 5.000 đồng/kg, khổ qua 10.000 đồng/kg, mướp 1.000 đồng/trái, rau xanh, dưa leo thì không thu hoạch và cho người dân hái về ăn hoặc cho vịt ăn.

Cùng cảnh ngộ; sau Tết Tân Sửu; bà Ngữ ra đồng chăm nom ruộng rau với tâm trạng buồn bã. Nhiều luống rau xà lách dự định bán Tết cũng sắp quá lứa nhưng bà không thu hái. Bởi nhu cầu tiêu thụ rau xanh dịp này giảm mạnh, nên khiến giá rau vừa rẻ vừa bán rất chậm. Nếu đem ra chợ bán thì đi từ sáng sớm đến xế trưa bà cũng chưa bán hết mấy rổ rau.

Tại cánh đồng rau La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng); nông dân đang dần thu hoạch vụ rau đông xuân để chuyển sang vụ hè thu. Nhiều luống rau cải; xà lách, tần ô xanh mơn mởn vẫn nằm chờ ngoài đồng; vì giá bán quá thấp nên nông dân không muốn thu hoạch.

Nông dân chán ngán

Ra ruộng tưới nước từ sớm; ông Trần Trọng Luận (66 tuổi) cho biết: “Để phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Âm lịch, tôi trồng nhiều loại rau ngắn ngày trên diện tích gần 3 sào. Dù thời tiết cận Tết bất lợi nhưng cố gắng chăm bón; và trồng có kỹ thuật nên ruộng rau của tôi vẫn đạt sản lượng. Tuy nhiên; giá rau từ trước Tết đến nay vẫn rất rẻ, những luống rau sắp già không biết bán cho ai nên tôi chưa thu hái”.

Cách đó không xa là những luống rau quế của ông Lê Sĩ Ca (67 tuổi), ông bộc bạch; dù rau gia vị nhìn chung được giá nhưng vẫn thấp hơn mọi năm. Trước Tết thì 50.000 đồng/kg; sau Tết còn 25.000-30.000 đồng/kg, nhưng thời tiết thất thường rau khó phát triển, sắp tới sang mùa nắng hạn lại càng khó hơn.

Nguồn hàng dồi dào và lượng cung rất lớn của rau xanh Quảng Nam

Vụ rau Tết vừa qua; các vườn rau lớn nhỏ đều tăng gia sản xuất; khiến nguồn hàng dồi dào; và lượng cung rất lớn. Điều này đã đẩy giá rau ngày càng tụt dốc; bị dư thừa. Bên cạnh đó, từ khi có dịch Covid-19, người dân bắt đầu thói quen tự sản xuất rau sạch tại nhà, giảm thiểu chi tiêu. Dẫn đến rau xanh giá rẻ mạt nhưng vẫn không bán được; hoặc người nông dân chỉ bán được số lượng rất ít.

Nguồn hàng dồi dào và lượng cung rất lớn của rau xanh Quảng Nam
Nguồn hàng dồi dào và lượng cung rất lớn của rau xanh Quảng Nam

Sau Tết, nông dân tại làng rau Trà Quế (thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) chủ yếu ra đồng làm cỏ, tưới rau và ít xuống giống. Mặc dù sản xuất rau màu theo kiểu gối đầu; nhưng nông dân trồng cầm chừng vì nhu cầu tiêu thụ hiện nay giảm mạnh và rau màu mất giá.

Ảnh hưởng của dịch Covid 19 tới rau xanh Quảng Nam

Đang rửa sạch những rổ rau cải; ông Mai Thê (64 tuổi) rầu rĩ nói: “Dịch Covid-19 này rau làm ra bán ế lắm, nhà hàng, khách sạn tại Hội An hầu như không hoạt động; người dân thì tự trồng rau để ăn nên nhu cầu tiêu thụ rau dịp Tết rất yếu. Tôi chỉ trồng mấy mét vuông rau ngắn ngày với hi vọng có chút tiền tiêu Tết, nhưng thất thu nặng vì không đủ tiền phân bón, cây giống. Những luống rau cải bán thì quá rẻ; mà ăn thì không hết; nên tôi hái về làm dưa cải muối”.

Ảnh hưởng của dịch Covid 19 tới rau xanh Quảng Nam
Ảnh hưởng của dịch Covid 19 tới rau xanh Quảng Nam

Để có được những luống rau xanh tốt; nông dân phải thường xuyên ra đồng quan sát, chăm nom; kịp thời xử lý sâu bệnh. Nhọc nhằn, vất vả là vậy nhưng đầu ra cho sản phẩm rau củ quả sạch vẫn còn nhiều bấp bênh. “Năm vừa rồi làm ăn không được gì, bán rau không đủ tiền đi chợ. Tôi cũng không dám làm nhiều vì sợ dịch Covid-19 bùng phát thì lại lỗ vốn; chỉ cố gắng sản xuất để có chút thu nhập trang trải cuộc sống và trông mong một vụ mùa mới sẽ thuận lợi hơn”, ông Trang Thanh Hùng (57 tuổi) chia sẻ.

Nguồn: danviet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết