
Việt Nam là một nước mạnh về nông nghiệp; vì vậy những thực phẩm về nông nghiệp cũng rất phong phú và đa dạng. Nói đến Việt Nam là chúng ta nói đến cánh đồng lúa nước cùng đàn trâu. Các sản phẩm về nông nghiệp nổi tiếng như gạo, thịt trâu,…Để phát triển hơn về mặt thực phẩm, hiện nay trên thị trường đã cho phân phối rất nhiều loại thịt trâu. Tuy nhiên để trâu đạt được tiêu chuẩn đưa vào thị trường tiêu thụ thì những trang trại cần có những phương pháp đúng đắn và hợp lý trong việc chăn nuôi đàn gia súc của mình.
Do như cầu về thịt trâu trên thị trường ngày càng cần thiết nên có thể nói việc chăn nuôi trâu để làm giàu không còn xa lạ gì với các nông hộ. Thậm chí có những người còn mở trang trại lớn để chăn nuôi trâu. Tuy nhiên muốn trâu luôn được khỏe mạnh à đạt tiêu chuẩn hiệu quả nhất thì chúng ta cần có những phương pháp kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi như chọn con giống; chuồng trại, thức ăn cũng như các hình thức sinh hoạt cần thiết.

Mô hình chăn nuôi trâu đã phát triển ở nhiều địa phương. Để việc nuôi trâu đem lại nguồn hiệu quả kinh tế cao, người dân cần phải nắm vững kỹ thuật nuôi trồng
Mục lục
Chọn con giống
Cách chọn trâu đực giống:
Trâu đực giống tốt có tác dụng rất lớn để cải tạo đàn, bởi vì một con đực có thể phối cho 20-30 con trâu cái. Trâu đực giống tốt là những con có ngoại hình cân đối, tầm vóc và khối lượng lớn, trông vạm vỡ, khoẻ mạnh, tính chất nhanh nhẹn, hăng hái. Đầu và cổ to, rắn chắc.
Ngực sâu và nở nang. Vai rộng, lưng thẳng và dài. Bụng thon gọn, không xệ, mông dài, rộng, săn chắc. Bốn chân to, khoẻ, đi không chụm khoeo hay chữ bát. Móng chân khít. Bộ phận sinh dục phát triển, cân đối, dịch hoàn cân đối, mềm mại, nhưng không quá sa xuống
Cách chọn trâu cái:
Yêu cầu đầu tiên cũng phải to, khoẻ, vì thường mẹ to đẻ con to. Cụ thể đối với giống trâu miền núi, cần chọn những con cái có khối lượng trên 400 kg, trâu vùng đồng bằng trên 300 kg.
Trâu cái phải khoẻ mạnh, các bộ phận trên mình cân đối, đặc biệt là phần mông, khung chậu và bầu vú phát triển tốt. Đầu và cổ phải thanh, nhẹ, cân đối. Ngực nở nang và sâu, rộng. Lưng dài, rộng. Bụng to và tròn. Bầu vú phát triển, bốn núm vú phân bố đều đặn. Bốn chân vững chắc, không đi vòng kiềng.
Xây dựng chuồng trại

Chuồng trại của mô hình chăn nuôi trâu được xây dựng ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát, cách xa khu dân cư và khu công nghiệp… gần bãi chăn thả, nơi đồng cỏ, gần nguồn nước phục vụ cho trâu. Hướng chuồng tốt nhất là theo hướng Đông Nam hoặc Nam. Nền chuồng có thể làm bằng bê tông hoặc gạch, không gồ ghề, không trơn trượt và có độ dốc thích hợp hướng về rãnh thoát nước. Mái che có thể làm bằng tấm ngói, lợp hoặc tre, lá… độ nghiêng 30 – 400.
Kỹ thuật nuôi và vỗ béo trâu thịt
Trong mô hình chăn nuôi trâu, dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chỉ số trao đổi chất của trâu, người ta xác định tuổi giết thịt hợp lý của trâu trong khoảng 2 năm tuổi. Trước khi giết thịt cần một thời gian ngắn vỗ béo nhằm tăng số lượng và chất lượng thịt. Thời gian nuôi sữa và giai đoạn tơ lỡ 7 – 18 tháng. Đối với nghé đực thì có thể thiến lúc 1 năm tuổi để bớt tiêu hao cho hoạt động sinh dục và tạo điều kiện cho nghé tích lũy sớm thịt mỡ.
Trong điều kiện chăn thả, nếu nghé và trâu tơ lỡ kém phát triển thì cần bổ sung cỏ khô, thức ăn thô xanh,tại chuồng. Cũng có thể phải bổ sung 0,5 – 1 kg thức ăn tinh, tùy theo năng suất và chất lượng cỏ trên bãi chăn.
Vào mùa hè, cần cho trâu, nghé tắm hàng ngày, còn vào mùa đông thì cho tắm khi trời nắng, ấm, mỗi tuần một lần. Định kỳ kiểm tra và diệt ve, chấy, rận trên cơ thể.
Vỗ béo trâu
Trong mô hình chăn nuôi trâu; để tăng năng suất và chất lượng thịt trâu; cần tiến hành vỗ béo trâu; vỗ béo trâu ở lứa tuổi còn non chẳng những giúp chất lượng và độ mềm của thịt tốt mà hiệu suất vỗ béo cũng cao hơn cho tỷ lệ thịt xẻ cao. Bởi trâu non có tốc độ lớn nhanh và với bộ răng chắc khỏe nên khả năng tiêu hóa và đồng hóa thức ăn tốt hơn; khả năng tích lũy cũng cao hơn. Có thể bắt đầu đưa vào vỗ béo từ khi trâu 24 tháng tuổi; phương pháp ở độ tuổi này trâu non có tốc độ lớn nhanh; bộ răng chắc khỏe nên khả năng tiêu hóa và đồng hóa thức ăn tốt hơn; khả năng tích luỹ cũng cao hơn.
Đối với các tỉnh phía Bắc; tốt nhất là vỗ béo trâu vào mùa thu; vì lúc này lượng cỏ tươi phong phú, đồng thời; thời tiết cũng mát mẻ. Còn đối với các tỉnh phía Nam, có thể vỗ béo trâu quanh năm; nhưng vỗ béo vào từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa; là kinh tế nhất. Thời gian vỗ béo thường là 3 tháng.
Phương pháp phòng bệnh tổng hợp
Trong quá trình nuôi cần tăng cường công tác phương pháp chăm sóc; nuôi dưỡng cho đàn trâu thịt để nâng cao đề kháng. Cần cân đối lượng thức ăn tinh; thức ăn thô; xanh. Chú ý công tác ủ rơm, thức ăn xanh; với urê để dự trữ thức ăn trong những ngày rét đậm và thức ăn ủ chua để kích thích trâu ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Mô hình chăn nuôi trâu nếu được phát triển đúng cách thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Với bài viết này chúng tôi hi vọng rằng bà con sẽ thành công trong việc nuôi trâu và làm giàu từ chăn nuôi trâu.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn