Kỹ thuật trồng rau cải trong mùa đông hiệu quả

Kỹ thuật trồng rau cải trong mùa đông hiệu quả
4 phút, 33 giây để đọc.

Rau cải được biết đến là loại rau được sử dụng phổ biến trong mỗi bữa ăn. Trong rau cải không những có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có thể kết hợp một cách hoàn hảo với nhiều loại thực phẩm khác. Rau cải rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên để trồng được một vườn rau xanh tốt và sạch thì không phải là điều dễ dàng. Để cung cấp cho các bạn thêm thông tin về kỹ thuật trồng rau cải. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi tìm hiểu cách gieo rau cải nhé.

Rau cải có thể trồng theo vụ đông xuân: gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 12; hoặc vụ hè thu: gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6. Các loại rau cải thích hợp gieo trồng vụ đông xuân có thể kể đến cải chíp, cải bẹ xanh, cải cúc, cải ngọt, cải xoong, cải canh, cải thảo,…

Cách trồng rau cải rất đơn giản mà lại nhanh được thu hoạch, tha hồ nấu nhiều món ngon, nhà có thùng xốp hay chậu nhựa thì bắt tay vào trồng ngay thôi.

Chuẩn bị giá thể đất

Rau cải không kén chọn đất nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, giàu dinh dưỡng. Có độ pH từ 5,6 – 6,8.

Theo xu hướng hiện nay để tiết kiệm không gian, có thể sử dụng khay nhựa hoặc thùng xốp để trồng rau cải. Tuỳ vào điều kiện trồng mà có thể sử dụng giá thể theo các công thức sau đây:

Đất: Bột xơ dừa: Phân hữu cơ (có thể sử dụng phân trùng quế) theo tỷ lệ khối lượng 1:1:1.

Hoặc sử dụng công thức: Đất: Trấu hun: Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 4:3:3.

Cách trồng rau cải bằng cây con hoặc gieo hạt

Trồng rau bằng cây con : mỗi loại rau cải có khoảng cách trồng khác nhau.

Gieo hạt: Cải dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp (hoặc ngâm hạt trong nước ấm 2 giờ, ủ 12 giờ cho hạt nứt nanh trước khi gieo). Sau khi gieo nên phủ 1 lớp giá thể (đất) mỏng lên trên, tưới nhẹ để giữ ẩm và làm chắc gốc khi cây lớn. Có rất nhiều loại giống trên thị trường, bạn cần chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng.

Kỹ thuật trồng rau cải trong mùa đông hiệu quả
Rau cải ngọt

Hạt cải có kích thước rất nhỏ, thời gian nảy mầm nhanh. Do đó bạn có thể trồng trực tiếp hoặc trước khi gieo có thể xử lý hạt giống bằng cách:

Ngâm hạt giống vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong thời gian 2 – 4 giờ. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi ủ trong khăn ẩm khoảng 10 – 12 giờ. Để hạt nứt nanh, nảy mầm là đem đi gieo.

Chăm sóc

Dưới đây là các bước chăm sóc chi tiết rau cải đối với cả hai cách trồng rau cải bằng cây con và gieo hạt:

Tưới nước cho cây

Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.

Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây.

Kỹ thuật trồng rau cải trong mùa đông hiệu quả
Tưới nước cho cây

Khi cây rau có 2-3 lá thật, nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân trùn vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lít nước, sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây.

Tỉa cây

Khi cây được 3- 4 lá thật: Tỉa bớt những cây nhỏ để ăn sống và giữ lại các cây mập, sao cho khoảng cách các cây còn 2-3cm, sau đó tiếp tục tỉa thưa dần khi cây lớn hơn. Hoặc có thể nhổ toàn bộ rau trong khay để ăn khi cây còn non (cải gém), chỉ giữ lại những cây to, mập để trồng lại vào khay. Khoảng cách giữa các cây 4-5cm.

Nếu mật độ gieo dày cần tỉa thưa sớm để tránh hiện tượng thối nhũn gốc (do mật độ & độ ẩm cao) và hiện tượng vống cây (cây cao và yếu do phải cạnh tranh ánh sáng).

Hàng ngày kiểm tra rau vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu thấy có vết sâu cắn hoặc vết phân sâu mới phải tìm bắt sâu ngay. Sâu hại cải thường là sâu xanh có màu giống màu lá (do bướm trắng bay đến đẻ trứng) nên phải nhìn kỹ mặt dưới lá mới phát hiện được sâu.

Thu hoạch

Sau trồng 25 – 30 ngày thì rau cho thu hoạch. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt để lại gốc cho cây lên mầm tiếp (đối với cải bó xôi).

Đối với cải củ ngoài thu củ có thể áp dụng cách thu ăn lá non sau trồng khoảng 1 tháng.

Với cách trồng rau cải chi tiết trên, chúc các bạn sẽ có những bữa cơm thật ngon với rau cải sạch tự trồng!

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở bồ câu

Thịt bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với cơ thể. Hiện nay, bồ câu được nuôi …
Xem Chi Tiết

Nắm vững phương pháp phòng, trị bệnh để chăn nuôi tôm càng xanh hiệu quả

Tôm càng xanh là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng và là loại tôm có tính thương mại …
Xem Chi Tiết

Làm thế nào để đạt hiệu quả trong chăn nuôi gà ri?

Chất lượng thịt gà ri cao vượt trội so với các giống gà thịt khác mặc dù gà ri nhỏ …
Xem Chi Tiết

Bệnh giun chỉ ở vịt và cách phòng chống

Bệnh u bướu vịt còn được gọi là bệnh giun chỉ ở vịt gây ra bởi Avioserpen Taiwana. Loại ký …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về bệnh đầu đen ở gà và cách phòng tránh

Bệnh viêm gan ruột hay bệnh kén ruột còn được gọi là bệnh đầu đen. Bệnh này thường xuyên xảy …
Xem Chi Tiết

Những phương pháp phòng, trị bệnh cho cá Koi mà bạn nên biết

Cá Koi là loại cá được nuôi nhiều để làm cảnh bởi giá trị phong thủy và hình dáng đẹp …
Xem Chi Tiết