Kỹ thuật nuôi nhím con giống để nhân đàn làm tăng hiệu quả kinh tế

5 phút, 32 giây để đọc.

Nhím là một loài động vật hoang dã; gần đây nhiều hộ gia đình chọn nuôi mô hình nhím vì bởi nhím mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là đối với các mô hình nuôi con giống nhím để nhân đàn thì lại càng tối ưu năng suất. Tuy nhiên, để có một mô hình chăn nuôi đạt năng suất tiềm năng thì các nông hộ cần nắm vững các kỹ thuật cũng như các kiến thức cơ bản cần thiết để phục vụ trong quá trình chăn nuôi.

Thị trường Việt Nam hiện nay ngày càng trở nên năng động đặc biệt đối với thị trường nông nghiệp chăn nuôi. Các sản phẩm phân phối ra thị trường ngày càng yêu cầu gắt gao về cả số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy để đứng vững trên thị trường thì các trang trại cần có những phương pháp; kỹ thuật đúng đắn thì mới đảm bảo được chất lượng trong chăn nuôi. Việc nuôi nhím con giống nếu thành công thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao bởi chi phí chăn nuôi thấp; chế độ thức ăn đơn giản. Những người chăn nuôi chỉ cần chú ý đến các kỹ thuật lựa chọn con giống trong quá trình chăn nuôi đảm bảo đầu vào là được.

kỹ thuật nuôi con giống nhím

Lựa chọn nhím phải cẩn thận trong việc lựa chọn đực, cái sao cho khác bầy đàn với nhau mới tốt. Vì có làm được như vậy mới tránh được sự đồng huyết, điều kị đối với giống loài này.

Mua con giống tại chuồng:

Tốt nhất ta nên chọn mua con giống tại những nơi nuôi nhím lâu năm mà mình biết rõ. Cái lợi trước mắt là con giống ở đây đã được thuần hóa ít ra cũng được năm ba đời nên dễ nuôi hơn là loại hoang dã vừa bắt ở rừng về. Điều lợi thứ hai là ta biết rõ lai lịch dòng giống cha mẹ của chúng. Và nhất là nắm bắt được tính năng sản xuất của con giống qua nhím cha mẹ tại chuồng nuôi. Con mẹ nào đẻ sai, nuôi con khéo thì có nhiều hy vọng bầy con của nó sau này sẽ thừa hưởng được gien tốt của nhím mẹ.

Nên chọn nuôi nhím tơ làm giống

Mua con giống; dù nuôi nhím thương phẩm hay để giống, ta cũng nên chọn nuôi nhím con; nhím tơ, chứ không nên mua nhím già; và cả nhím đang mang thai, nhất là mang thai vào tháng cuối.

Nhím con là nhím vừa lẻ mẹ, đã dứt sữa và đã biết ăn rành. Nhím tơ là nhím dưới sáu bảy tháng tuổi, chưa đến tuổi động dục. Cả hai loại nhím này nếu được cho ăn uống no đủ; chăm sóc chu đáo chúng sẽ lớn nhanh.

con giống nhím

Nhím già, dù biết chắc là còn trong tuổi sinh sản ta cũng không nên chọn nuôi (trừ trường hợp đem về vỗ béo nuối thịt lại khác). Nhím đã già thì sinh sản kém, và thời gian hưởng lợi sẽ không còn được bao lâu. Ta cũng có quyền nghi ngờ nhiều điều về nó; khi không biết rõ lý lịch:

Lý lịch

Nếu đó là con nhím còn ở trong thời kỳ sinh sản tốt thì tại sao người chủ lại buông ra?

Hoặc không còn khả năng truyền giống (nhím đực). Hoặc nuôi con kém ? Sát con? Ít sữa (nhím cái)?…

Với nhím trong thời kỳ mang thai; nhất là gần ngày đẻ mà ta không nắm vững xuất xứ thì tốt nhất ta không nên mua nuôi. Có thể nó sẽ rơi vào những trường hợp đáng cho ta nghi ngờ như đối với nhím già vừa kể ở trên. Thử hỏi tại sao một mối lợi sắp nắm được trong tay; chủ nuôi nó lại dễ dàng để vuột ra như vậy? Chẳng lẽ kẹt vốn? Hoặc người đó bỏ nghề không nuôi nữa?…

Dù biết chắc chắn đó là con nhím sinh sản tốt, nhưng với nhím chửa bụng to như vậy, việc di chuyển nó từ nơi này đến nơi khác khó giữ được độ an toàn. Nhiều trường hợp không những chết con mà còn chết luôn cả mẹ!

Nên nuôi nhím đực, cái khác bầy đàn

Nuôi nhím thương phẩm thì không sao, nhưng nếu nuôi sinh sản thì phải cẩn thận trong việc lựa chọn đực, cái sao cho khác bầy đàn với nhau mới tốt. Vì có làm được như vậy mới tránh được sự đồng huyết; điều kị đối với giống loài này.

Nên chọn nuôi nhím cái ở vùng này; còn nhím đực phải tìm đến vùng xa hơn mà tuyển chọn.

Tiêu chuẩn chọn lựa nhím để giống

Với nhím đực cần mập mạnh, sức khỏe tốt, năng động và hung dữ. Khi nhím đực nổi giận thì bộ lông nhọn của nó dựng đứng lên, chân nện xuống đất nghe phình phịch, chuông đuôi rung lên liên hồi, và sẵn sàng tấn công đối thủ của nó. Tất nhiên, chọn nhím đực để nuôi sinh sản; ta nên chú trọng đến cặp dịch hoàn của nó xem có đều đặn và săn chắc hay không?

Với nhím cái; tiêu chuẩn chọn lựa cũng không ngoài việc đòi hỏi sức khỏe tốt; kế đó là tính hiền lành, phàm ăn. Chuyện nhím cái trở nên hung dữ lúc đẻ và nuôi con là chuyện bình thường; không xét đến.

Cách cho phối giống

Nên cho con cái phối giống khi 10 – 12 tháng tuổi. Thời gian động đực thường kéo dài 3 – 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Còn con đực củng nhảy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.

Thức ăn và cho ăn

Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa rạng như: côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loài chát, đắng…

Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết