Kỹ thuật nuôi ếch đúng cách

7 phút, 54 giây để đọc.

Ếch là thực phẩm chứa giá trị dinh dưỡng cao. Và là loại thực phẩm dễ chế biến, mang lại nhiều món ăn ngon. Vì thế ếch được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm mà nhu cầu tiêu dùng lại tăng. Vì thế nuôi ếch được xem là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao. Để biết cách nuôi ếch sao cho hiệu suất mang lại tốt nhất thì bạn hãy tham khảo ngay kỹ thuật nuôi ếch đúng cách dưới đây nhé.

Chuẩn bị môi trường nuôi ếch

Các môi trường nuôi ếch mang lại hiệu suất cao bao gồm: nuôi trong ao đất, nuôi trong giai, lồng bè, nuôi trong bể xi mang hay bể lót bạt.

Nuôi trong Ao đất

Ao nuôi ếch cần đảm bảo độ sâu và độ rộng đủ để chúng sinh trưởng và phát triển. Thông thường ao nuôi phải có độ rộng từ 50 – 300 m2, độ sâu từ 0,5 – 1m. Tường hay lưới rào cách bờ ao từ 1 – 1,5m. Ao nuôi được thiết kế dễ cấp và thoat nước, dễ vệ sinh.

Trước khi nuôi ếch cần vệ sinh ao nuôi như tháo nước loại bỏ cá tạp, cá dữ và vét bùn. Sau đó bón vôi để khử trùng. Lượng vôi bón với liều lượng từ 7 -10kg/ m2. Phơi nắng từ 2- 4 ngày mới cấp nước cho ao.

Ngoài ra người nuôi cần lưu ý một vài điểm sau trong quá trình cải tạo ao:

  • Đảm bảo rằng ao nuôi không bị nhiễm phèn hoặc độ nhiễm thấp như mức cho phép.
  • Nguồn nước phải đảm bảo sạch, an toàn không có hóa chất độc hại.
  • Đăng lưới bảo vệ phía trên và xung quanh ao. Hạn chế ánh sáng trực tiếp.
Nuôi ếch trong ao mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Nuôi ếch trong ao mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

Giai, lòng bè

Giai có kích thước 6 – 50 m 2, có đáy treo trong ao (2×3, 4×5, 5x10m). Chiều cao 1 – 1,2m. Do giai đặt trong ao nên cũng cần được cải tạo như nuôi ao.

Vật liệu: Tre hay những thanh gỗ, lưới mùng hoặc lướt nylon. Giai có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra và bị chim, rắn ăn.

Trong bể xi măng hay bể lót bạt

Bể có diện tích trung bình 6 – 30 m2 (2×3, 2×5, 3×5, 4×6, 5x6m), độ cao 1,2 – 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy ao nên có độ nghiêng khoảng 5o để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bể để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong ao khống chế ngập 1/2 – 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.

Cách xử lý bể nước mới xây: bơm nước vào đầy bể, dùng thuốc tím 5 g/m3 cho vào bể ngâm nhằm khử nước xi măng trong thời gian khoảng 15 – 20 ngày, sau đó xả hết nước trong bể, chùi rửa sạch sẽ, tiếp tục bơm nước vào bể khoảng 40 – 50 cm chiều cao, dùng muối ăn theo tỷ lệ 20 – 30g/1m2 nước. Sau 2 ngày thải nước đó, cho nước sạch vào để thả ếch giống vào bể nuôi.

Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.
Nuôi ếch trong bể xi măng hay bể lót bạt nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.

Chuẩn bị giá thể

Các giá thể thường dùng trong nuôi ếch: Lục bình, rau muống (nuôi ao), tấm nhựa nổi, bè tre, tấm nylon đục lỗ….nhằm giúp ếch lên bờ cư trú và tìm thức ăn. Giá thể không vượt quá 1/3 – 1/2 hệ thống nuôi.

Chọn giống

Chọn ếch giống to khoẻ, đều cỡ.

Hoạt động nhanh nhẹn.

Màu sắc tươi sáng và sắc nét.

Không bị dị tật, dị hình.

Thả giống

Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khí dưới 300C, ếch giống vận chuyển bằng sọt, rổ tre, lồng (có lót nylon) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo.

Thả ếch giống được tắm nước nuối 3%, trong khoảng l – 2 phút. Trước khi thả phải qua giai đoạn thuần nhiệt như sau: Thả túi chứa ếch xuống ao 15 – 20 phút, cho nước vào từ từ và thả ra ao. Nên thả ở đầu gió.

Mật độ thả

Ếch giống kích cỡ 100 – 200 con/kg. Mật độ thả như sau:

Tháng thứ 1:

  • Nuôi ếch trong các ao đất: 60 – 80 con/m2.
  • Nuôi ếch trong giai, lồng bè: 150 – 200 con/m2.
  • Nuôi ếch trong các bể xi măng: 150 – 200 con/m2.

Tháng thứ 2: 100 – 150 con/m2.

Tháng thứ 3: 80 – 100 con/m2

Chăm sóc

Lượng cho ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Có thể cho ăn theo bảng sau:

  • 7 – 10% trọng lượng thân (ếch 3 – 30g)
  • 5 – 7% trọng lượng thân (ếch 30 – 150g)
  • 3 – 5% trọng lượng thân (ếch trên 150g)

Số lần cho ăn:

  • Ếch (3 – 100g): Cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Chiều tối và ban đêm cho ăn nhiều hơn.
  • Ếch trên 100g: Cho ăn còn 2 – 3 lần/ngày.

Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 – 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng sức đề kháng.

Thức ăn

Ếch sử dụng một số loài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào….. Ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch…

Thức ăn viên: Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công ty như: PROCONCO, CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT, C.P, LÁI THIÊU… Thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng đạm (protein) thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi. Hàm lượng protein trong thức ăn dao động từ 22 – 35 % (37 %).

  • Giai đoạn 3 ngày tuổi (Thức ăn tự nhiên, tươi sống và 35, 37 % đạm)
  • Giai đọan 15 ngày tuổi (Thức ăn có 35 % đạm)
  • Giai đọan 45 ngày tuổi (Thức ăn có 30 % đạm)
  • Giai đọan 90 ngày tuổi (Thức ăn có 25 % đạm)
  • Giai đọan nuôi thương phẩm (Thức ăn có 22 % đạm)
Ếch sử dụng một số loài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào
Ếch sử dụng một số loài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào

Quản lý

  • Sau khi thả nuôi 7 – 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 – 60 gam sự ăn nhau giảm.
  • Nước cung cấp, điều tiết cho hệ thống nuôi phải sạch (nước sông, nước giếng, nước ao).
  • Mỗi ngày tắm cho ếch nuôi ít nhất 2 lần.
  • Mức nước cần được duy trì 0,2 – 0,5 m (không để mức nước quá sâu, do ếch bị ngộp không lên cạn được hay quá cạn làm tăng nhiệt độ)
  • pH nước: 6 – 9 (pH không vượt quá 11 và nhỏ hơn 4 sẽ gây chết ếch).
  • Ammonia (NH3): không vượt quá 0,02 mg/L.

Điểm đặc biệt lưu ý trong kỹ thuật nuôi ếch

Sau khi tắm và vệ sinh hệ thống nuôi ếch sạch xong mới cho ếch ăn

Thời tiết ấm, ếch ăn thức ăn nhiều.

Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ giữa các giai đọan.

Kỹ thuật nuôi ếch đúng cách giúp ếch tăng trưởng mạnh

Tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn: Sử dụng thức ăn viên nổi, trọng lượng ếch sau thời gian nuôi

  • 30 ngày nuôi: 30 – 50gam
  • 60 ngày nuôi: 100 – 120gam
  • 90 ngày nuôi: 150 – 180gam
  • 120 ngày nuôi: 200 – 250gam

Hệ số thức ăn (Lượng thức ăn cho 1kg ếch tăng trọng) đối với thức ăn viên nổi: 1,2 – 1,3: Nuôi trong ao; 1,3 – 1,5: Nuôi trong bể ximăng, giai.

Thu hoạch

Sau thời gian nuôi 3 – 4,5 tháng, trong lượng ếch đạt bình quân 6 – 7 con/kg đối với ếch đồng và nuôi 2 – 3 tháng, trong lượng ếch đạt bình quân 6 – 7 con/kg đối với ếch Trung Quốc và ếch Thái, tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch phải dừng cho ăn 1 ngày, thu vào lúc chiều mát hay tắm cho ếch trước khi thu hoạch. Dùng vợt, lưới 2 hoặc 3 (dụng cụ thu hoạch phải trơn, nhẵn) để thu hoạch. Êch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà.

Trên đây là quy trình kỹ thuật nuôi ếch cơ bản. Mong rằng sẽ giúp ích được nhiều cho bà con nuôi ếch đạt hiệu suất cao nhất. Chúc bà con thành công!

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết