Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính mang lại hiệu quả cao

6 phút, 27 giây để đọc.

Cá rô phi đơn tính là một loại thủy sản dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên người nuôi cá cần học hỏi kỹ thuật đúng cách để có hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn là người đang chăn nuôi loài thủy sản này nhưng hiệu quả không cao. Hoặc bạn đang có dự định chuyển sang nuôi loài cá này thì hãy tham khảo ngay kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính dưới đây.

*Cá rô phi là tên thông thường của các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại sông suối, kênh rạch, ao hồ. Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có nhiều chủng loại, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá có giá trị kinh tế và thông dụng trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều loài đã trở thành loài xâm lấn.

Để nuôi cá rô phi đơn tính có hiệu suất cao bạn cần nắm rõ quy trình kỹ thuật nuôi cá dưới đây:

Điều kiện ao nuôi

Ao nuôi là môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trính chăn nuôi cá rô phi. Vì thế hãy đảm bảo ao nuôi của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện tốt nhất cho cá phát triển. Các điều kiện đó bao gồm: diện tích ao nuôi nên rộng từ 500 – 1000 m2. Ao có độ sâu từ 1 – 1.5m. Nhiệt độ trong ao từ 25 – 30oC, pH từ 7 -8. Ao được thiết kế với 2 cống, dễ vệ sinh, chăm sóc và dễ cấp, thoát nước.

Cá rô phi đơn tính dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao
Cá rô phi đơn tính dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị ao nuôi

Cần vệ sinh ao nuôi thật kỹ trước khi thả cá. Tháo cạn nước, dọn vệ sinh ao, tu sửa lại ao sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn nuôi. Dọn cây cỏ xung quanh ao, vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại lớp bùn từ 10-15cm.

Sau đó dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m. Bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày. Nhằm tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.

Thả giống

Chọn cá khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều. Màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm, môi cá đỏ.

Nếu thả cá giống vào ao nuôi thâm canh, phải thả giống to, ít nhất cũng đạt cỡ 4 – 6cm. Nếu thả đơn thuần là cá rô phi, mật độ 15 – 20 con/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp có thể đạt năng suất 10 – 15 tấn/ha.

Nếu thả ở diện tích xen 2 vụ lúa, mật độ 0,5 – 1 con/m2 có thể kết hợp với nuôi tôm càng xanh hoặc một số giống cá khác, cỡ giống thả 8 – 10cm.

Cách thả cá giống:Khi vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm ôxy. Trước khi thả cá ta phải để bao chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào từ từ, sau đó mới thả cá ra ao.

Chọn cá giống khỏe mạnh. đồng đều
Chọn cá giống khỏe mạnh. đồng đều

Mùa vụ

Đối với vùng nước ngọt có thể thả nuôi quanh năm.

Đối với vùng nước lợ, mặn thả cá nuôi:

+ Miền Bắc:Tháng 8-12

+ Miền Nam: Tháng 4-10

Mật độ thả

Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2

Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.

Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn

Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… Và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… Các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Để đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.

Cách cho ăn

Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 – 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 – 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn.

Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi.
Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Chăm sóc quản lý

Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng.

Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất. Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện…

Đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày, thường xuyên quan sát thấy thời tiết thay dổi, thiếu ôxy cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước, chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng

Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời.

Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao.

Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-8 tháng thì cá có thể thu hoạch được.

Thu hoạch

Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con. Năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi.

Có hai cách thu hoach:

  • Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau.
  • Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết