Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném) đúng quy cách

Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném) đúng quy cách
9 phút, 23 giây để đọc.

Trong quá trình công nghiệp hóa, nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang đứng trước các vấn đề như thiếu hụt lao động, diện tích đất ruộng bị thu hẹp, giá thuê khoán cao…Do đó việc tìm ra phương pháp giải quyết các vấn đề trên, để đem lại năng suất cao, giải phóng sức lao động và dễ áp dụng với mọi địa hình có ý nghĩa lớn. Kỹ thuật gieo mạ khay (cấy đứng) ra đời giúp bà con giải quyết được những khó khăn trên, cần được phổ biến và nhân rộng ra các tỉnh thành.

Lợi ích của gieo mạ khay

Phương pháp cấy mạ khay (mạ ném) đã được nhiều bà con ở các tỉnh áp dụng thành công như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Quảng Ninh. Phương pháp mới này đã mang lại cho bà con những lợi ích về kinh tế. Cụ thể

Giảm công sức gieo cấy cho bà con. Với phương pháp cấy truyền thống, cần có 4 người cấy. Nhưng với việc cấy mạ ném, chỉ cần có 2 người. Thời gian cấy một sào chỉ còn 15-20 phút ( cấy truyền thống hết 12h). Thao tác đơn giản, dễ thực hiện nên cả nam, nữ ai cũng làm được.

Giảm chi phí đầu tư: Tiết kiệm được thóc giống và thời gian ngâm ủ. Giá thành khay mạ đã giảm 60% so với thời kì đầu. Các dụng cụ che chắn như khung tre, nilong che phủ, khay nhựa đều có thể tái sử dụng cho nhiều vụ. Lượng bùn giảm 2/3 so với mạ sân. 

Kỹ thuật gieo mạ khay

Đất

Đất có thành phần cơ giới từ trung bình nặng đến nặng. Đặc điểm của đất này là có khả  năng giữ nước, giữ phân bón tốt. Cung cấp cho mạ sinh trưởng, phát triển, pH đất từ 6- 6,5. Tránh đất cát pha, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Vì đất này ráo nước nhanh, khả năng hấp thụ phân bón kém, kết cấu rời rạc.

Sàng, tuyển đất

Đất lấy về còn ướt cần phơi khô đạt độ ẩm ≤60% (lấy tay nắm đất lại, bỏ tay ra đất không đóng bánh, không dính tay). Mục đích là làm cho các chất khí có ảnh hưởng đến cây mạ thoát ra khỏi đất. Sau khi đã phơi khô tiến hành nghiền đất, sàng đất đạt kích thước 0,8 –  3mm. Sau khi sàng được một khối lượng đất đem chia làm 2 phần, tỷ lệ là 6:4. Trong đó 6 phần để phối trộn với mùn cưa, phân bón tạo thành giá thể. 4 phần đất để nguyên làm đất phủ mặt sau khi gieo mạ lên khay.

Bã nấm

Chọn bã của các loại nấm linh chi, vân chi, nấm sò được ủ hoai mục.
Bã nấm sau ủ được phơi khô, sàng loại bỏ những mẩu vụn có kích thước lớn.

Phân bón

Sử dụng phân đơn đạm, lân, kali để tính tỷ lệ phối trộn dễ dàng. Phân lân cần đập nhỏ những bao đóng cục, tránh xót phân. Phối trộn đều 3 loại phân trước khi đem vào trộn giá thể mạ khay.
Các chế phẩm sinh học: Trichoderma, chất điều hòa sinh trưởng giúp mạ sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức đề kháng, chống lại nấm gây bệnh.

Phân bón mua về sẽ có hiện tượng vón cục nên khi ta sử dụng để trộn vào giá thể sẽ không đều.
Để đảm bảo điều kiện tốt cho cây mạ trưởng thành, ta nên xử lý phân bón trước khi đưa vào trộn giá thể. Cách xử lý đơn giản như sau: Dùng sàng lưới cước mắt nhỏ (mắt vuông 2 x 2mm hoặc 4 x 4mm) sàng từng loại phân đơn trên. Loại bỏ những viên phân lớn.

Phối trộn và ủ giá thể

Nguyên liệu gồm: Đất đã được chọn lọc, độ ẩm đạt ≤ 60%; bã nấm; phân bón
Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn giá thể:

Đất: 1m3 đất

Phân bón: Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của đất nguyên liệu, mùa vụ làm mạ để có công thức trộn phân bón cho phù hợp:

Đạm urê: 1,0-1,2 kg

Kali clorua: 1,0 -1,2 kg

Lân supe:10-15 kg

Các chế phẩm sinh học: Trichoderma, chất điều hòa sinh trưởng giúp mạ sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức đề kháng chống lại nấm gây bệnh. Bã nấm: 250-300 lít (15 thúng loại 12 kg).

Cách phối trộn

Trải đều 1m3 đất ra nền, sau đó trải đều bã nấm lên trên đất, trên cùng là lớp phân bón. Sau đó trộn đều 3 loại nguyên liệu trên với nhau, trộn 4 lần là có độ đồng đều và tạo thành giá thể. Sau khi trộn xong, đưa giá thể vào nhà ủ, đánh đống giá thể đạt độ cao 1,5m. Kho ủ phải đảm bảo điều kiện khô ráo, không có nắng mưa xâm hại trực tiếp. Mục đích: Tạo sự trao đổi phân bón với giá thể để cung cấp dinh dưỡng cho cây mạ. Giá thể tơi mục, tạo điều kiện cho cây mạ phát triển tốt, bộ rễ dễ dàng đan xen vào nhau. Khi ủ giá thể khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong đống ủ đạt 800C có khả năng diệt các vi sinh vật bất lợi.

Sản xuất mạ khay

Lựa chọn khay gieo mạ

Với trường hợp dùng mạ khay để cấy tay thì việc lựa chọn khay làm mạ không có gì phức tạp (mạ làm trên loại khay nào cũng có thể cấy được). Tuy nhiên với trường hợp làm mạ cho máy cấy thì việc lựa chọn khay để làm mạ rất quan trọng.

Khay nhựa cứng có kích thước: 600 x 300 x 30 mm; diện tích lòng khay: 0,1596 m2.

Khay nhựa cứng có kích thước: 600 x 230 x 30 mm; diện tích lòng khay: 0,1197 m2.

Khay nhựa cứng có kích thước: 600 x 250 x 30 mm; diện tích lòng khay: 0,1311m2. 

Khay nhựa mềm có kích thước: 580 x 220 x 23 mm; diện tích lòng khay: 0,1176 m2.

Tùy thuộc vào quy mô sản xuất và tính chất sản xuất mà ta sử dụng loại khay và lượng khay cho thích hợp. Thực tế cần từ 8 – 9 khay mạ để cấy cho 1 sào 360 m2.

Hạt giống

Hạt giống sau khi ủ phải đảm bảo nứt nanh hoàn toàn, toàn bộ khối lúa giống phải nảy mầm đồng đều, rễ mầm không dài quá ½ chiều dài của hạt lúa.

Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném) đúng quy cách
Vườn mạ

Cho giá thể vào khay gieo với cữ định mức. Sau đó sắp xếp khay theo trật tự và hàng lối nhất định và sắp xếp số lượng khay theo khối lượng giống có thể mang theo trên 1 một lần gieo. Để phơi giá thể trong khay ít nhất 12 tiếng trước khi tiến hành công đoạn gieo mạ trên các khay đó nhằm đảm bảo hả hết hơi độc trong quá trình ủ giá thể.

Gieo mạ

Trước khi tiến hành gieo mạ dùng ô doa tưới đẫm nước lên phần giá thể đã được chuẩn bị trên khay. Đợi ráo nước mới tiến hành gieo mạ. Khi tiến hành gieo mạ nên chia lượng hạt giống cần gieo trên số khay đã xác định thành 2 phần (1 phần 70% hạt giống, 1 phần 30% hạt giống). Gieo thành 2 lần để lượng hạt giống trên khay đạt được sự đồng đều cao nhất. Trong quá trình gieo ta có thể sử dụng 2 cách thức gieo: Gieo hạt bằng máy hoặc gieo bằng tay.
Sau khi gieo hạt, dùng ô doa tưới nước lại lần nữa cho lúa trồi mậm giống lên trên và trải đều trên mặt khay. Sau đó phủ lớp đất dày khoảng 0,5 – 0,7cm lên trên, đất phủ kín hạt giống trong khay.

Chăm sóc mạ

Giai đoạn hoạt hóa mầm mạ

Sau khi gieo xong tiến hành xếp khay thành chồng (thường giao động từ 20 – 30 khay/chồng, chồng khay này cách chồng khay kia từ 15 – 20cm để tiện theo dõi, kiểm tra). Sau đó cho vào nhà ủ để mạ sinh trưởng phát triển tốt, kích thích mọc đều trên khay. Vụ xuân khi thời tiết rét cần giữ ấm cho mạ bằng cách che phủ nilon hoặc chuyển vào nhà ủ chuyên biệt. Vụ mùa nên làm lưới đen che bớt ánh sáng để đảm bảo nhiệt độ cây mạ nhú mầm được thuận lợi.

Khi mạ nhú mầm dài khoảng 0,5 – 1cm thì rải khay thành các băng, luống với kích thước như gieo mạ truyền thống để tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Giai đoạn chăm sóc mạ non

Mạ sau khi qua giai đoạn hoạt hóa mầm được chuyển ra khu chăm sóc trong thời gian từ 7 – 10 ngày. Trong giai đoạn này, ta phải chú ý kiểm soát nhiệt độ ở mức vừa phải và luôn luôn kiểm soát độ ẩm trên khay mạ, tránh hiện tượng thiếu nước trên khay.

Khi mạ đạt 1,5 – 2 lá thật, lúc này các rễ mạ quấn vào nhau tạo thành một tảng và dễ dàng tách ra khỏi khay mạ. Tiến hành luyện mạ. Mục đích: Làm cho mạ thích nghi dần với điều kiện thời tiết bên ngoài, thích nghi tốt với chân ruộng khi mang ra đồng cấy. Thời gian luyện mạ khoảng 4-5 ngày là có thể mang đi cấy.

Tưới nước

Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của lúa từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trỗ và chín. Do đó cần cung cấp nước cho cây. Nhất là vào giai đoạn mạ để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Đối với vụ xuân cần tưới giữ ẩm. Không tưới đẫm nước sẽ làm cây mạ bị bệnh. Vụ mùa không để thiếu nước làm khay mạ bị khô táp lá. Ảnh hưởng rất lớn đến quá sinh trưởng phát triển của cây. Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cường độ nắng mạnh. Cần tưới nước nhiều lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên tưới vào buổi trưa hè nắng gắt.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra khay mạ, phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời theo khuyến của cán bộ BVTV địa phương

Khi mạ đạt tiêu chuẩn. Mạ được 2,5 – 3 lá thật. Chiều cao cây từ 10 – 20cm. Cứng cây, đanh dảnh, sạch sâu bệnh) thì tiến hành vận chuyển để đi cấy. Có thể cuộn tròn mạ để dễ dàng vận chuyển. Sau khi dùng xong khay mạ nên vệ sinh sạch sẽ để tiếp tục gieo đợt khác. Hoặc bảo quản dùng cho vụ sản xuất tiếp theo.

Kỹ thuật gieo mạ khay cấy đứng (mạ ném) đúng quy cách
Cuộn mạ

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết