Bệnh mốc hồng hại ngô là một trong những bệnh mang tầm ý nghĩa kinh tế rất lớn. Vì nó liên quan mật thiết và quyết định đến năng suất và chất lượng của ngô. Bệnh biểu hiện chủ yếu ngay trên hạt sau khi thu hoạch. Bệnh gây hại phổ biến ở nhều vùng trồng ngô trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện khá phổ biến và gây hại ngay từ giai đoạn ngô bước vào giai đoạn chín, sau đó lưu giữ lại ngay trong hạt và tiếp tục phát triển gây hại trong giai đoạn bảo quản, chế biến.
Bệnh mốc hồng gây hại trên ngô do một loại nâm có tên khoa học là Fusarium moniliforme Sheld., Fusarium graminearum Schw gây ra. Nó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và thu hoạch của nông dân nên cần đặc biệt chú trọng. Chính vì thế người nông dân phải thường xuyên quan sát theo dõi để nắm bắt tình hình cây trồng để kịp hời phòng và trị.
Mục lục
Triệu chứng bệnh mốc hồng hại ngô (bắp)
Bệnh mốc hồng hại ngô do nấm Fusarium moniliforme Sheld. Gây ra có triệu chứng đặc trưng trên bắp ngô có từng tròm hạt ngô mất sắc bóng, màu nâu nhạt, trên đó bao phủ một lớp nấm xốp, mịm màu hồng nhạt.
Hạt bị bệnh không chắc mẩy, dễ vỡ, dễ long ra khỏi lõi khi va chạm đập mạnh, hạt bị bệnh mốc hỏng, mất sức nảy mầm hoặc nảy mầm rất yếu, mầm mọc ra bị chết ở trong đất khi gieo.
Bắp ngô và hạt ngô trong thời kỳ chín và trong thời gian bảo quản có thề bị nhiều loại nấm hại làm hạt mốc hỏng trong đó có bệnh mốc hồng Fusarium moniliforme Sheld. Và mốc đỏ Fusarium gramineaum Schw. Rất phổ biến và gây tổn thất đáng kể, gây độc cho người và gia súc.
Nguyên nhân gây bệnh mốc hồng hại ngô (bắp)
Một là bao loại bào tử nhỏ (Microconidi): rất nhiều, có hình trứng, kích thước 4 – 30 x 1,5 – 2 µm, không màu đơn bào (đôi khi có một ngăn ngang) tạo thành chuỗi hoặc trong bọc giả trên cành bào tử phân sinh ngắn.
Loại bào tử thứ 2 là bào tử lớn (Macrroconnidi) hình cong lưỡi liềm, đa bào có nhiều ngăn ngang (3 – 5 ngăn ngang), kích thước 20 – 90 x 2 – 25 µm, không màu.
Rất hiếm trường hợp nấm tròn, đường kính 80 – 100 µm. Trên tàn dư cây bệnh, áo nắp vào cuối vụ thu hoạch nấm có thể hình thành quả thể có lỗ hình trứng, tròn, màu nâu đậm bên trong có nhiều túi (ascus) và bào tử túi hình bầu dục, có 1 vách ngăn ngang kích thước 10 – 24 x 4 – 9 µm.
Ở giai đoạn hữu tính này nấm gọi là Gibberella fujikuroi, nguồn bệnh chủ yếu bảo tồn ở dạng sợi nấm sống tiềm sinh trên tàn dư cây ngô, áo bắp và hạt ngô.
Nấm F. Graminearum có tản nấm rất phát triển ăn sâu vào bộ phận bị bệnh, khác trên ngô với nấm F. Moniliforme, nấm F. Graminearum thường không sinh ra loại bào tử nhỏ (Microconidi) mà chỉ có bào tử bào tử lớn hình bầu dục cong, hình lưỡi liềm cong, nhiều vách ngăn ngang (3 – 6 ngăn), kích thước 25 – 75 x 3 – 6 µm, tế bào gốc của bào tử có chân rõ rệt. Trên tàn dư cây bệnh, nấm có thể tạo quả thể có lỗ (Perthecium) bên trong chứa nhiều túi và bào tử túi, giai đoạn hữu tính được gọi là Gibberella saubinetii Sacc.
Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh mốc hồng hại ngô (bắp)
Một dạng bệnh tương tự rất khó phân biệt với triệu chứng bệnh mốc hồng là bệnh mốc đỏ do nấm Fusarium graminearum Schow. Gây ra vào thời kỳ ngô có bắp đến thu hoạch.
Thường thì bệnh phát sinh từ đầu chóp bắn bắp lan vào trong toàn bắp bao phủ một lớp nấm màu hồng đậm – đỏ nhạt; áo bắp và hạt bị bệnh có màu đỏ gạch non. Hạt dễ vỡ, bên trong hạt có thể rỗng chưa 1 đám sợi nấm. Nếu bắp bị bệnh sớm thì không hình thành hạt, lõi bị phân hủy.
Bệnh thường gây hại mạnh ở giai đoạn ngô có bắp đang chín sữa đến chín sáp và ở giai đoạn sau khi thu hoạch, áo bắp và hạt trên bắp đều có thể bị bệnh hủy hoại nhất là trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ cao.
Các giống ngô trong thời gian bảo quản thuộc Lào Cai (ngô thường Sa Pa, ngô địa phương); Sơn La (Hát Lót, Cò Nòi);Hà Nội (vùng Đông Anh, Gia Lâm); Hòa Bình (Kỳ Sơn, Tân Lạc, Thị Xã Hòa Bình); Thái Nguyên (Đại học Nông Lâm, TP. Thái Nguyên); Bắc Ninh (Tiêu Du, Yên Phong, Gia Lương); Nam Định (Giao Thủy, Vụ bản, TP. Nam Định); giống ngô lai số 6; ngô nếp đều xuất hiện hai loại nấm này (Ngô Việt Hà và CTV, 2002 – Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới).
Biện pháp phòng trừ bệnh mốc hồng hại ngô (bắp)
Gieo loại hạt thích nghi với điều kiện thời tiết địa phương. Sử dụng giống kháng bệnh và đảm bảo điều kiện phân bón cho cây suốt quá trình sinh trưởng của cây. Luân cây với các loại cây trồng không phải là cây ký chủ trong ít nhất một năm.
Thu hoạch ngô cần đảm bảo đúng thời gian chín, không thu hoạch muộn. Đảm bảo không làm tổn thương lõi ngô khi thu hoạch.
Loại bỏ các bắp hạt bị bệnh trước khi bảo quản. Các bắp ngô và hạt cần sấy, phơi khô kiệt đến độ ẩm cho phép < hoặc bằng 13%; và bảo quản trong nhiệt độ thấp, mát thoáng khí, không ẩm ướt. Thu dọn và tiêu hủy tàn dư cây sau thu hoạch.
Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm để chống nấm mốc trong bảo quản và trước khi gieo trồng. Các hạt ngô mốc hồng, mốc đỏ cần loại bỏ không dùng làm giống và sử dụng; vì nấm có thể sản sinh ra các độc tố có tác hại cho cơ thể con người như độc tố Fumonisin gây bệnh ung thu vòm họng, gan; hoặc độc tố Trichothecen gây nôn mửa, đau đường tiêu hóa,…
Nguồn: camnangcaytrong.com