
Nói đến chè Bắc Kạn không thể không nhắc đến chè Shan tuyết lâu đời của bà con người Tày ngon nổi tiếng tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Nói đến chè shan tuyết, người ta chỉ nghĩ đến những vùng chè cổ thụ nổi tiếng như Lũng Phìn (Đồng Văn); Phìn Hồ (Hoàng Su phi), Tham Vè, Bó Đướt; Thượng Sơn (Vị Xuyên)…của tỉnh Hà Giang; Cao nguyên Lào Cai: Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương; Sa Pa, Bát Xát; Huyện Suối Giàng (Yên Bái) hay trên đỉnh núi Khau Mút của người Dao (thôn Thổ Bình, huyện Chiêm Hóa; tỉnh Tuyên Quang). Ngoài ra còn có thể kể đến một vùng chè shan tuyết lâu đời của người dân ở dân tộc Tày thơm ngon nổi tiếng ở xã Bằng Phúc; huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đã thu hút khách trong và ngoài nước từ nhiều năm nay.
Phó Chủ tịch UBND xã, ông Hoàng Văn Phú; cho chúng tôi biết: ‘Thời tiết ở Bằng Phúc ôn hòa, mát mẻ quanh năm do nằm ở độ cao 1. 200m so với mực nước biển.
Chính nhờ thời tiết mát mẻ, trong lành; chênh lệch biên độ nhiệt ngày đêm lớn tạo nên khí hậu đặc thù thuận lợi giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt; cộng với kinh nghiệm chăm bón riêng của người dân địa phương không hề phun thuốc hóa học đã tạo nên hương vị; phẩm cấp đặc trưng của chè shan tuyết đặc sản Bằng Phúc lừng lẫy tiếng tăm không chỉ ở Bắc Cạn mà còn là sản phẩm đặc cấp của Việt Nam trên thị trường chè thế giới”.
Mục lục
Chè shan tuyết Bằng Phúc có từ lâu đời
Theo lời kể của các cụ cao niên địa phương thì chè shan tuyết Bằng Phúc đã có từ lâu đời. Cả xã hiện còn trên 1.000 gốc chè cổ thụ trên 100 năm tuổi vẫn đang cho thu hoạch; trong đó có cả những cây 300 năm, đường kính thân cây to cỡ người ôm; chiều cao hơn chục mét, tán rộng che kín vài chục mét vuông.
Pha ấm chè tuyết được sao từ những búp chè cổ thụ; rót ra chén còn sóng sánh sắc vàng, hương thơm dìu dịu để mời khách; cụ Nông Văn Thuyết, một trong những người trồng chè giỏi của xã giảng giải: Khác với các giống chè khác; búp chè shan tuyết to như búp đa có phủ một lớp lông tơ trắng trông như những bông hoa tuyết; sau khi sao; búp chè không có hình móc câu mà to ngẫy như chiếc cúc áo nhỏ nhưng vẫn phủ một lớp tuyết trắng đục nên gọi là chè shan tuyết.

Chè shan tuyết sinh trưởng khỏe; chịu ẩm, chịu lạnh, không bị sâu bệnh hại; năng suất búp tươi cao, chất lượng tốt; có hương vị đặc biệt làm nên sản vật của địa phương; góp phần xóa đói, làm giàu cho bà con người Tày Bằng Phúc. Nhà cụ Thuyết hiện còn 30 gốc chè cổ thụ; mỗi năm cho thu hoạch trên một tạ chè khô bán với giá từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg.
Ngoài ra, gia đình còn trồng thêm 2 ha chè shan tuyết được nhân giống từ các gốc chè cổ thụ theo dự án đầu tư của tỉnh; mỗi năm cho thu nhập vài chục triệu đồng. Số hộ gia đình có thu nhập khá nhờ trồng chè như gia đình cụ Thuyết tính đến con số hàng chục. Một số nhà nhờ có nhiều lao động; tiền vốn và kết hợp kinh doanh nên đã trở nên khá giả nhờ giống chè shan tuyết này.
Đặc sản mũi nhọn
Xác định lấy cây chè shan tuyết làm cây đặc sản mũi nhọn trong SXNN của địa phương; trong những năm gần đây Bằng Phúc đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Cạn như Sở Khoa học và Công nghệ, sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính… tích cực triển khai một số dự án như tuyển chọn các cây chè tuyết cổ thụ lưu giữ làm cây đầu dòng để nhân giống phục vụ sản xuất; hỗ trợ xã xây dựng vườn ươm chè tuyết sản lượng trên 20 vạn hom giống/năm cung cấp giống tốt cho nhân dân trồng để mở rộng diện tích theo các chương trình 327, 661…

Tính đến nay Bằng Phúc đã trồng được gần 700 ha chè shan tuyết; trong đó có 460 ha đã cho thu hoạch; mỗi năm đưa về cho ngân sách địa phương; bà con nông dân hàng chục tỷ đồng góp phần cải thiện đời sống kinh tế; văn hóa, xã hội.
Được biết, đề án phát triển vùng chè đặc sản ở 3 huyện Chợ Đồn, Chợ Mới; Bạch Thông của UBND tỉnh Bắc Kạn với mục tiêu đến năm 2010 sẽ có vùng chè shan tuyết 1.800 ha theo hướng sản xuất hàng hóa đã đi được hơn nửa chặng đường; bắt đầu phát huy hiệu quả. Hơn 1.100 ha giống chè shan tuyết đã được trồng để dần thay thế cho các vườn tạp; vườn rừng cho hiệu quả thấp nhằm đưa lại cuộc sống ấm no; hạnh phúc của bà con người Tày Bằng Phúc nói riêng; nhân dân Bắc Kạn nói chung.
Những vùng chè Shan tuyết Bắc Kạn
Chè Shan tuyết, loại cây trồng phát triển tốt ở những vùng núi có độ cao trên 900m so với mực nước biển; nơi có khí hậu mát mẻ vào mùa hè; nhiệt độ giảm sâu về ban đêm; lạnh giá vào mùa đông. Với đặc trưng là cây thân gỗ, có chiều cao lên tới 6 – 8m; khi hái chè Shan tuyết thì phải bắc thang lên hái. Đã từ lâu, loại cây trồng này trở thành mặt hàng đặc sản của đồng bào người dân tộc Mông, Tày, Dao.
Trước đây, khu vực này chủ yếu trồng phân tán; chưa được đầu tư, bón phân, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh, dẫn tới năng suất thấp (chỉ khoảng 1,15 tấn/ha). Còn vài năm trở lại đây, người dân nhận thức được giá trị của chè Shan tuyết nên đã trồng đầu tư vào loại cây trồng này. Hiện nay khu vực Bằng Phúc có khoảng 460ha chè Shan tuyết đang cho thu hoạch; sản lượng mỗi năm ước đạt khoảng hơn 20 tấn chè khô.
Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn, ông Triệu Huy Chung cho biết; việc phát triển cây chè Shan tuyết đã được đưa vào nghị quyết của huyện; được HĐND huyện thông qua đưa vào giai đoạn 2016 – 2020; với mục đích là hỗ trợ cho bà con vừa cải tạo lại; trồng dặm bổ sung và trồng mới để tăng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất./.
Nguồn: Nongsanviet.nongnghiep.vn