Làm thế nào để đạt hiệu quả trong chăn nuôi gà ri?

4 phút, 31 giây để đọc.

Chất lượng thịt gà ri cao vượt trội so với các giống gà thịt khác mặc dù gà ri nhỏ và lớn chậm. Đây là một đặc điểm khiến cho giống gà này ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Đó cũng là một trong những lý do người làm nông thúc đẩy mô hình nuôi gà ri phát triển.

Chọn gà ri giống

Chọn giống chính là yếu tố khởi đầu và quyết định toàn bộ hiệu quả kinh tế của đàn gà về sau. Do đó, bà con cần đặc biệt lưu ý và lựa chọn giống kĩ càng trước khi nuôi. Khi chọn giống, bà con nên chọn những con mắt sáng, nhanh nhẹn, lông mịn, không hở rốn, chân to khỏe, da săn.

Bên cạnh đó, bà con nên chọn những trang trại, cơ sở cung cấp gà ri giống có uy tín để mua giống. Vì tại những cơ sở lớn thì gà con sẽ được chăm sóc, tuyển chọn và tiêm vacxin phòng bệnh từ lúc mới nở nên sẽ đảm bảo chất lượng hơn mua ngoài thị trường trôi nổi.

Trước khi úm gà

  •   Cần bố trí chuồng nuôi, quay úm, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống, tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
  •   Chất độn chuồng: vỏ trấu, dăm bào sạch, dày 5-10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
  •   Đảm bảo thông thoáng không khí trong chuồng nuôi.

Chuồng trại

Chuồng gà có rất nhiều cách thiết kế và xây dựng nên tùy vào vị trí và không gian mà bà con có thể tham khảo ý kiến của trung tâm khuyến nông địa phương hoặc đơn vị cung cấp giống để xây dựng hợp lý. Tuy nhiên, có một số điểm cần phải chú ý như sau:

  •   Chọn khu đất cao ráo, có độ dốc vừa phải, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
  •   Nếu nuôi gà trong chuồng hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
Đảm bảo chuồng trại
Đảm bảo chuồng trại
  • Mái che và vách chuồng cần đảm bảo sao cho không bị mưa tạt hoặc nắng hắt, nếu mái bằng tôn thì phải phun nước để giảm nhiệt độ (Nên sử dụng tôn lạnh để làm chuồng).
  • Đặt máng ăn và máng uống có lưới bọc để tránh rơi vãi thức ăn và thức ăn dính vào gà
  • Đối với chuồng nuôi gà con thì cần có đèn sưởi được điều chỉnh nhiệt hợp lý (nếu cả đàn chụm vào thì nhiệt đang thấp, nếu cả đàn tản ra, há mỏ thì nhiệt quá cao).

Thức ăn cho gà ri

Đảm bảo thức ăn cho gà
Đảm bảo thức ăn cho gà

Gà ri con mới mua về chỉ nên cho ăn các loại thức ăn nghiền nhỏ như tấm, cám… Sau 1 tuần thì có thể cho gà tập ăn thức ăn hỗn hợp. Trong thức ăn, bà còn lưu ý bổ sung các loại khoáng và kháng sinh như Amoxyfen, Tylanvit C…

Gà ri thuần chủng rất dễ nuôi và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi nuôi theo mô hình bán tự nhiên (phổ biến nhất hiện nay) thì gà có thể tự tìm thức ăn nhưng bà con vẫn phải bổ sung thêm thức ăn tại máng đặt nơi râm mát. Đặc biệt là tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn có dấu hiệu mốc.

Hai giai đoạn tăng trưởng quan trọng để quyết định năng suất của đàn gà cần có chế độ dinh dưỡng riêng:

  • 40 – 60 ngày tuổi: Bà con cho gà ăn hỗn hợp CP 311 hoặc Proconco trộn 20-30% bột ngô và thóc. Bà con cũng có thể trộn thức ăn theo tỷ lệ: 40% ngô xay, 34% thóc, 25% bột cá và 1% Premix vitamin.
  • 61 ngày tuổi trở lên: hỗn hợp thức ăn khuyến nghị gồm: 42,5% ngô, 20% tấm, 18% lạc, 7% bột cá, 5% cám, 4% rau củ, 2% khoáng, 1% Premix vitamin và 0,5% muối.

Với một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý thì đàn gà sẽ cho năng suất cao nhất và rất ít bệnh dịch xảy ra.

Chăm sóc và phòng bệnh

Vệ sinh chuồng trại

Để đàn gà ri phát triển tốt nhất thì khâu vệ sinh chiếm vai trò rất quan trọng. Bà con cần tiến hành rửa dọn chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống và đèn sưởi, thay thức ăn hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.

Tiêm phòng đúng và đủ

Bà con cần tiêm phòng cho đàn gà ri theo lịch trình khuyến nghị như bảng sau:

STT Ngày tuổi của gà Tên thuốc Cách dùng
1 1-    3 Kháng sinh: Amoxyfen… Uống
2 4 Newcastle lần 1 Nhỏ mắt, mũi
3 7 Gumboro lần 1 Uống
4 10 Đậu gà Tiêm cánh
5 11-13 Cầu trùng Uống
6 15 Cúm Tiêm cổ
7 21 Newcastle lần 2 Nhỏ mắt, mũi
8 22 Cầu trùng Uống
9 28 Gumboro lần 2 Uống
10 42 Tẩy giun Uống
11 60 Newcastle lần 3 Tiêm

Nguồn:kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết