Chân gà sả ớt dai ngon sần sật món ăn vặt dễ làm cho các nàng

3 phút, 52 giây để đọc.

Chân gà sả ớt là món ăn quen thuộc với vô vàn chị em phụ nữ. Nhất là với các chị em nghiện các món ăn vặt ăn nhanh. Không chỉ với các chị em mà còn đối với các đấng mày râu nhấm nháp vài chén rượu bia. Vị chua, ngọt, mùi thơm sả tắc cộng thêm điểm cộng đó là dai ngon giòn thì không gì sánh được khi kết hợp với nhau.

Chân gà giờ đây được dùng phổ biến cũng như chế biến thành nhiều món ăn đa dạng phong phú. Các món bạn có thể làm từ chân gà như chân gà sốt chua ngọt hay chân gà rút xương, chân gà rang muối,… Nhưng một điều ít người biết đến chúng có thể làm thành món ngon và mang hương vị đậm đà nhất là chân gà ngâm sả ớt. Các làm món này rất đơn giản dễ làm nhưng chũng cũng cần những kĩ thuật nhất định. Bạn nên đọc tìm hiểu để biết một số mẹo làm cho món ăn thêm hấp dẫn và ăn ngon hơn.

Làm một hũ chân gà ngâm sả tắc rất tiện lợi để cho bạn bè vào nhà chơi hay ông xã ngồi nhâm nhi vài miếng. cách làm chân gà ngâm sả ớt chua ngọt đơn giản đến khó tin, bạn có thể tham khảo cách làm chân gà ngâm sả ớt quất kèm theo đó là cách làm nước chấm chân gà sả ớt ngay sau đây để bắt tay làm thử món ăn độc đáo này cho cả nhà mình cùng thưởng thức.

chân gà

Nguyên liệu:

– Chân gà: 10 cái

– Sả: 200gr (chọn củ to)

– Lá chanh: 5 lá

– Ớt sừng: 5 quả

– Muối: 50gr

– Gừng: 2 nhánh

– Nghệ: 1 nhánh nhỏ

– Mắm: 200gr

– Mì chính: ½ thìa café

– Nước cốt quất hoặc dấm: 200gr

– Đường: 200gr

– Tỏi: 1 củ

– Tương ớt: 100gr

Sơ chế nguyên liệu

Để món chân gà sả tắc không có mùi hôi, đắng, nhớt cần phải sơ chế nguyên liệu thật kỹ, đúng chuẩn công thức và có một số bí kíp riêng dưới đây:  

– Chân gà mua về rửa sạch, cắt bỏ móng, chặt làm đôi, rửa sạch với muối trắng và 1 ít dấm để chân không bị mùi tanh và hôi.

các nguyên liệu đi kèm

– Quất cắt lát làm đôi hoặc ba, bỏ phần lát cuống để không bị đắng, dùng dao thật sắc thái để quả quất không bị nát.

– Sả thái sợi nhỏ.

– Tỏi đập dập, lá chanh thái sợi, ớt băm nhỏ cắt vát, gừng đập nhỏ.

Cách làm:

– Bước 1: Luộc chân gà

Chân gà sau khi sơ chế sạch, đem đi luộc sôi với 1 ít muối, 1 chút gừng, ít sả và 1 chén rượu trắng để khử mùi hôi, tanh, canh chân gà từ lúc sôi đúng chuẩn 3 phút.

Sau khi vớt ra cho luôn vào thau nước đá lạnh, đây là khâu quan trọng nhất, nếu để chân gà luộc kỹ quá, phần thịt sẽ bị nhừ và bong hết phần da lộ phần xương trông mất thẩm mỹ và chân sẽ không được giòn.

Chân gà để ngâm nước đá lạnh tầm 3-5p, vớt ra để ráo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 1 tiếng, để chân gà săn lại và tăng độ giòn, dai.

món ăn hoàn thành

– Bước 2: Pha nước ngâm chân gà sả ớt

Pha nước ngâm sả ớt tỉ lệ 200gr nước mắm; 200gr nước cốt quất hoặc dấm, 200gr đường; 100gr tương ớt khuấy đều đặt lên bếp đun sôi lăn tăn sau đó để nguội cho ớt, xả, gừng.

– Bước 3: Ngâm chân gà

Xếp chân gà vào lọ thủy tinh rồi đổ hỗn hợp nước ngâm đã chuẩn bị trước đó; phần lá chanh và quất cho vào sau cùng trước khi ăn; (nếu ngâm cùng chân gà ngay từ đầu sẽ khiến chân gà bị đắng vì vỏ quất và lá chanh có tinh dầu).

Ngâm khoảng 1 ngày để chân gà ngấm đều các gia vị là lấy ra thưởng thức được.

chân gà ngâm

Lưu ý khi bắt tay vào làm món chân gà ngâm sả ớt

Để món chân gà ngâm sả ớt thơm ngon đúng vị bạn nên tham khảo những lưu ý mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:

– Để tăng vị cay và chua cho món ăn; bạn có thể tăng số lượng ớt và giấm khi làm nước ngâm.

– Nếu không ăn hết sau khi ngâm; bạn có thể bảo quản chân gà ngâm sả ớt trong ngăn mát tủ lạnh 2 – 3 ngày để dùng dần.

Trích: 24h.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết