Các phương pháp chăm sóc lợn nái mẹ sau khi sinh

4 phút, 24 giây để đọc.

Lợn nái mẹ sau khi sinh thường mất rất nhiều sức; vì vậy chúng ta cần chú ý các đặc điểm của lợn nái mẹ sau sinh để có những phương pháp xử lý kịp thời. Có nhiều hộ nông chỉ chăm sóc lợn nái sau sinh một cách qua loa. Điều này dẫn đến ảnh hưởng không hề nhẹ đến sức khỏe của lợn mẹ. Không chỉ vậy còn làm hiệu suất sinh cho lần sinh sau.

Sau khi lợn mẹ sinh chúng ta cần có những phương pháp trong việc xử lý các vết thương sau sinh cũng như làm sạch chúng để tránh bị nhiễm khuẩn. Lợn nái mẹ sau sinh cần quá trình chăm sóc kỹ lưỡng và đặc biệt có như vậy lợn mẹ mới có nhiều sữa để nuôi đàn lợn con. Ngoài việc chúng ta phải chú ý đến việc vệ sinh chuồng trại; thức ăn của lợn mẹ và tiêm phòng thì các phương pháp bổ sung dưới đây sẽ rất giúp ích cho bà con trong quá trình chăn nuôi lợn nái sau sinh.

Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để áp dụng các phương pháp hữu dụng này vào mô hình chăn nuôi của mình nhé.

chăm sóc lợn nái sau sinh

Chế độ nước uống

Thời kỳ này lợn nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình lợn nái và đàn lợn con cần 35 – 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.

Cần cung cấp đủ nước sạch cho đàn lợn uống. Lượng sữa lợn nái tiết ra ngay sau khi đẻ sẽ tăng dần cho đến ngày thứ 20 – 25 thì bắt đầu giảm dần. Vì vậy; cần cho lợn mẹ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể tiết nhiều sữa nuôi con và lợn nái ít bị hao mòn. Lợn nái có thể trạng vừa phải sẽ tiết sữa cao; lợn nái quá béo sẽ tiết sữa kém. Chăm sóc lợn nái sau khi đẻ cần thực hiện tốt một số công việc sau:

Theo dõi tình trạng sức khỏe

Theo dõi số lượng nhau ra bằng cách gom nhau lại bỏ vào xô có nắp đậy, đếm số cuống rốn phải bằng số con đẻ ra.

Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm môn, rửa bầu vú trước khi cho lợn con bú.

Theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ; màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản; kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần (sáng, chiều) liên tục trong 3 ngày đầu để can thiệp kịp thời; tránh trường hợp lợn mẹ bị sốt gây mất sữa, nếu sốt cao phải tiêm hạ sốt và tùy nguyên nhân cụ thể mà can thiệp.

Thường xuyên quan sát theo dõi đàn lợn; tránh hiện tượng lợn mẹ đè chết lợn con.

Cho lợn mẹ uống nước sạch có pha thêm muối; ngày đầu sau sinh thường cho ăn cháo; hoặc thức ăn hỗn hợp với số lượng ít (tránh viêm vú); sau đó cho ăn tự do.

Thức ăn và cách cho ăn

Khẩu phần ăn cho lợn nái đẻ phụ thuộc vào số lượng lợn con theo mẹ và thể trạng của lợn nái.

Lượng thức ăn

cho nái sau đẻ tăng dần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho lợn nái ăn theo khả năng. Nếu lợn nái nuôi từ 8 – 10 con thường cho lợn nái ăn 3,5 – 4,5 kg/ngày. Lợn nái nuôi trên 10 con cho ăn 4,5 – 6 kg/ngày.

Cho lợn nái ăn từ 4 – 5 bữa/ngày sẽ giúp lợn ăn được nhiều hơn và tiêu hoá tốt hơn. Mùa hè nên cho ăn nhiều vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.

Có máng ăn, máng uống riêng và cung cấp đủ nước sạch cho lợn mẹ uống.

Xử lý hiện tượng viêm vú của lợn nái nuôi con

Biểu hiện của viêm vú: Bầu vú sưng đỏ và nóng, lợn nái không chịu cho lợn con bú, thân nhiệt lợn nái lên tới 40 độ C.

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để phòng bệnh ở lợn

Dùng vải mềm tẩm nước nóng (60 độ C) xoa bóp bầu vú và nặn bỏ sữa đi để vú bớt căng sữa và điều trị kháng sinh theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

Khi lợn mẹ bị viêm vú, lợn con cần được cho uống dung dịch đường glucose 30% từ 2 – 3 lần/1 ngày, mỗi lần uống 10 ml/1 con.

Vệ sinh thú y

Vệ sinh chuồng trại máng ăn; máng uống thường xuyên; giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ, che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa.

Trong 3 tuần đầu sau khi đẻ; không nên tắm cho lợn mẹ và lợn con.

Chú ý

 Khi sử dụng kháng sinh cho lợn mẹ mới sinh nên dùng loại kháng sinh an toàn; tránh trường hợp bị mất sữa, ảnh hưởng chất lượng sữa khi đang nuôi con.
– Khi lợn mẹ bị viêm vú; lợn con cần được cho uống dung dịch đường glucose 30% từ 2 – 3 lần/1 ngày; mỗi lần uống 10 ml/1 con.

Nguồn: 2lua.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Tìm hiểu bệnh phấn trắng xuất hiện phổ biến trên bầu bí

Bệnh phấn trắng xuất hiện trên bầu bí có tên khoa học là Erysiphe cichoracearum De Candolle. Bệnh phấn trắng …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh ghẻ trên cây có múi một cách tổng hợp

Bệnh ghẻ trên cây có múi có tên khoa học là Elsinoe fawcetti Bilet Jenk. Theo nghiên cứu bệnh phổ …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về cây hoa hồng xuất hiện bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là bệnh xảy ra phổ biến trên thực vật và đặc biệt là đối với cây hoa …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh thán thư phổ biến trên cây xoài và biện pháp phòng trừ

Bệnh thán thư trên xoài là một trong những bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên cây xoài …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa và biện pháp phòng trừ

Bệnh vân nâu xuất hiện trên lá lúa do nấm có tên khoa học là Microdochium oryzae Samuels gây ra …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu bệnh do tuyến trùng gây khô đầu lá lúa

Bệnh khô đầu lá lúa do tuyến trùng có tên khoa học là Aphelenchoides beseyi Christie gây ra được phát …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở bồ câu

Thịt bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với cơ thể. Hiện nay, bồ câu được nuôi …
Xem Chi Tiết

Nắm vững phương pháp phòng, trị bệnh để chăn nuôi tôm càng xanh hiệu quả

Tôm càng xanh là loại hải sản được nhiều người ưa chuộng và là loại tôm có tính thương mại …
Xem Chi Tiết

Làm thế nào để đạt hiệu quả trong chăn nuôi gà ri?

Chất lượng thịt gà ri cao vượt trội so với các giống gà thịt khác mặc dù gà ri nhỏ …
Xem Chi Tiết

Bệnh giun chỉ ở vịt và cách phòng chống

Bệnh u bướu vịt còn được gọi là bệnh giun chỉ ở vịt gây ra bởi Avioserpen Taiwana. Loại ký …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu về bệnh đầu đen ở gà và cách phòng tránh

Bệnh viêm gan ruột hay bệnh kén ruột còn được gọi là bệnh đầu đen. Bệnh này thường xuyên xảy …
Xem Chi Tiết

Những phương pháp phòng, trị bệnh cho cá Koi mà bạn nên biết

Cá Koi là loại cá được nuôi nhiều để làm cảnh bởi giá trị phong thủy và hình dáng đẹp …
Xem Chi Tiết