Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở gà

5 phút, 16 giây để đọc.

Gà là loài gia cầm được nuôi nhiều ở nước ta, các sản phẩm từ gà được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, việc chăm sóc đàn gà của mình như thế nào để tránh các loại dịch bệnh cũng như chữa trị có lẽ không phải ai cũng biết rõ. Nhất là vào mùa hè khi thời tiết trở nên nắng nóng, đây là một trong những yếu tố khiến cho dịch bệnh bùng phát nhanh chóng và gây chết hàng loạt đối với đàn gà của bạn.

Chính vì những lý do trên, việc quan tâm và tìm hiểu những căn bệnh về gà và cách phòng chống dịch bệnh đối với đàn gà là điều rất cần thiết cho người dân chăn nuôi đàn gà của mình. Hôm nay, hãy cùng PQM tìm hiểu một số căn bệnh thường gặp tại đàn gà của bạn và cách chữa trị nhé.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Đầu tiên phải kể đến chính là bệnh tụ huyết trùng hay còn gọi là Avian Pasteurellosis, Fowl Cholera. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, căn bệnh này rất phổ biến và xảy ra ở mỗi đàn gà. Nhưng nghiêm trọng nhất là tại các nước nhiệt đới, nơi có khí hậu nắng nóng tạo điều kiện cho bệnh bùng phát và lan rộng ra trong đàn gà.

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn này có nhiều chủng; xảy ra ở các loài gia cầm. Nhưng phổ biến nhất ở gia cầm trên một tháng tuổi.
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Vi khuẩn này có nhiều chủng; xảy ra ở các loài gia cầm. Nhưng phổ biến nhất ở gia cầm trên một tháng tuổi.

Triệu chứng: Bệnh xuất hiện chủ yếu ở hai thể:

  • Thể cấp tính: gia cầm chết đột ngột, mào tím, đi lại chậm chạp, liệt chân hoặc liệt cánh; phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi; thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Khi vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết sẽ làm cho gia cầm chết nhanh.
  • Thể á cấp tính: tích sưng, viêm khớp, bại liệt; mắt sưng viêm kết mạc mắt. Ở gia cầm đẻ tỷ lệ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng. Ở Việt Nam, khi gia cầm bị bệnh tỷ lệ chết đến trên 90%.

Phòng bệnh: Sử dụng vắc xin phòng bệnh: trên 1 tháng tuổi tiêm vắc-xin keo phèn 0,5 ml/1 con và nhắc lại lần thứ hai sau 4 – 6 tháng. Kết hợp với vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; định kỳ phun khử trùng trong, ngoài chuồng nuôi 1-2 tuần/1 lần; chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm.

Bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng gà (Emiriois) là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm. Gây ra trên gà bởi nhóm nguyên sinh động vật Protoza, lớp Sporozoa, bộ Coccidia, họ Eimeria. Cầu trùng ký sinh ở manh tràng và ruột non, làm rối loạn tiêu hóa. Gây tổn thương các tế bào thượng bì. Gà còi cọc, chậm lớn, suy yếu có thể chết. Gà mắc bệnh sức đề kháng giảm là yếu tố mở đường cho các bệnh khác bùng phát. Bệnh rất phổ biến trên đàn gà nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và kể cả gà chăn thả.

Mặc dù do ký sinh trùng nhưng bệnh lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường miệng. Có ra 9 chủng cầu trùng, mỗi chủng ký sinh, và gây bệnh ở một đoạn ruột trong đó có 05 loại gây bệnh phổ biến.

Triệu chứng: Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hậu quả của quá trình phá huỷ niêm mạc đường tiêu hoá của cầu trùng. Gà bị bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng lẫn máu tươi, khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu. Đặc trưng nhất là phân lẫn máu tươi hoặc màu bã trầu.

Bệnh á cấp tính hoặc mãn tính thường say ra ở gà trên 90 ngày tuổi. Với triệu chứng chủ yếu là ỉa chảy, lúc thì ỉa chảy ở thể phân lỏng, phân sống, lúc thì không tiêu chảy.

Phòng trị bệnh: Bà con sử dụng các loại thuốc: Rigecoccin, EsB3 Coccistop-2000,Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nhà sản xuất để trị bệnh cho gà khi mắc bệnh.

Gà bị bệnh khô chân

Đây là căn bệnh khá phổ biến. Rất dễ bắt gặp và mùa hè khi nhiệt độ tăng quá cao.

Về nguyên nhân gây bệnh ở gà có thể kể đến như:

  • Do quá trình ấp trứng không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến sức khỏe của gà con yếu.
  • Do trong quá trình vận chuyển gà đến khu vực chăn nuôi không đảm bảo kỹ thuật.
  • Trong quá trình úm gà không đảm bảo được nhiệt độ phù hợp có thể do thiếu nhiệt hoặc thừa nhiệt.
  • Cho gà ăn muộn, thiếu chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Không sử dụng thuốc úm chuyên dụng, gà dễ bị tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ, bệnh di truyền từ phôi.
  • Môi trường úm gà không đảm bảo vệ sinh dẫn đến phát sinh mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con.
Gà bị bệnh khô chân
Gà bị bệnh khô chân

Để điều trị bệnh khô chân ở gà bà con cần đặc biệt chú ý đến một số yếu tố như:

  • Duy trì nhiệt độ úm gà phù hợp.
  • Ngày đầu 37 độ.
  • Những ngày sau giảm mỗi ngày 1 độ.
  • Duy trì trong 14 ngày.
  • Đến ngày 21 thì tùy vào nhiệt độ môi trường mà bà con điều chỉnh cho phù hợp.
  • Cho gà ăn điều và nhiều lần đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho gà phát triển. Đặc biệt là đạm phải đủ 22% (thức ăn khởi động).
  • Sử dụng vacxin Gumboro A hoặc 228E và ND-IB nhỏ vào mồm, mũi gà.

Trên đây là những bệnh thường gặp ờ gà nhất vào mùa nóng. Hi vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng và điều trị bệnh cho gà.

Chúc bà con chăn nuôi thành công.!

Nguồn: gagiongphuocda.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phương pháp quản lí bọ nhảy trên cây cải

Phương pháp quản lí bọ nhảy hại cải hiệu quả

Ngày nay bà con nông dân thực hiện sản xuất rau màu ngắn ngày ngày một nhiều. Các loại rau …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Phương pháp quản lí nhện đỏ trên cây trồng hiệu quả

Nhện đỏ là loài côn trùng nguy hiểm cho cây trồng. Chúng đã trở thành nỗi ám ảnh của biết …
Xem Chi Tiết

Phương pháp quản lí sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Hiện nay trên đồng ruộng lúa mùa, trà chính vụ đang giai đoạn cuối đẻ nhánh, trà muộn đang giai …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân hại ngô hiệu quả

Tìm hiểu về biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân là một lọai sâu thường gây hại rất nặng đối với cây bắp ở nhiều vùng trồng …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Phương pháp quản lí sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa

Sâu đục thân bướm 2 chấm gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và …
Xem Chi Tiết
Phương pháp quản lí sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Tìm hiểu cách xử lý sâu keo mùa thu trong trồng ngô

Những năm trở lại đây, sâu keo mùa thu đang dần trở thành một đối tượng gây hại nguy hiểm …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá trắm cỏ ở ao hồ

Cá Trắm cỏ là một loài cá chép phổ biến được nuôi trên khắp thế giới. Sản lượng được báo …
Xem Chi Tiết
Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng là loài giáp xác có 10 đôi chân thon, đi lại tương đối dài và năm …
Xem Chi Tiết
Cá basa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh ở cá tra cần lưu ý

Cá ba sa hay cá tra được nhập khẩu từ Đông Nam Á, nơi nó chủ yếu được nuôi dọc …
Xem Chi Tiết
Phòng ngừa bệnh thủy sản

Phương pháp phòng và trị bệnh cho động vật thuỷ sản

Dịch bệnh đã nổi lên như một vấn đề nghiêm trọng do mật độ nuôi cao. Được sử dụng trong …
Xem Chi Tiết
cá lóc

Phòng tránh loét biểu bì và cách chăm sóc cá lóc

Hội chứng loét biểu bì là một trong những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất được nhận thấy ở cá …
Xem Chi Tiết
bệnh đốm đỏ

Cá trắm và bệnh đốm đỏ gây hại thường gặp khi nuôi

Một trong những vấn đề bệnh phổ biến nhất gặp phải ở cá nước ngọt thường được gọi chung là …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bỏ túi phương pháp phòng và trị những căn bệnh tiêu biểu ở tằm

Để tằm có thể cho những sợi tơ chất lượng thì việc chăm sóc là điều cần thiết. Để tránh …
Xem Chi Tiết

Có thể bạn chưa biết: Phương pháp điều trị một số bệnh phổ biến ở nhím

Nhím là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Thịt nhím rất được ưa …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi vịt thịt sao cho hiệu quả

Được biết đến là loại thủy cầm phát triển nhanh, ít mắc bệnh và kiếm mồi giỏi, vịt mang lại …
Xem Chi Tiết

Phương pháp chăn nuôi chim cút hiệu quả

Chăn nuôi chim cút đẻ không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại lợi nhuận khá cao …
Xem Chi Tiết

Chăn nuôi đà điểu với hiệu suất cao

Khá vất vả để thành thạo kỹ thuật chăn nuôi đà điểu sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nuôi thực …
Xem Chi Tiết

Tổng hợp bệnh ở cua và cách chữa trị mà người nuôi cua nên biết

Cua cũng như các loài thủy sản khác sống ở trong nước, nên nước là môi trường sống của cua, …
Xem Chi Tiết